Tài liệu Bài giảng Khóa học Blockchain Developer

RESEARCH CREW
10:36 04/08/2018

Thời gian gần đây, cụm từ Blockchain được nhiều người nhắc đến. Những người hiểu blockchain là gì thì khát khao muốn biết nhiều hơn nữa, những người chưa biết đến blockchain thì tò mò mong được hiểu xem "nó" là gì mà được "người ta" nhắc đến như một nguồn sức mạnh lớn có thể thay đổi được nhiều thứ trong nhiều mặt của cuộc sống.

Tiền mã hóa chỉ là bề nổi của những gì blockchain làm được. Sức mạnh của công nghệ mới này to lớn hơn rất nhiều. Blockchain có thể tạo nên sự đột phá trên mọi ngành công nghiệp, theo một cách nào đó mà chúng ta không thể bác bỏ, bất chấp việc vẫn còn một số rào cản phải vượt qua trước khi chúng ta có thể thấy những tác động biến đổi một cách toàn diện của nó.

Với những đặc thù của Blockchain, các chuyên gia cho rằng, công nghệ Blockchain sẽ mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông...

Điều gì làm cho Blockchain có sức mạnh đến vậy?


Blockchain, cho dù là công khai hay riêng tư, là sổ cái thời gian thực của các hồ sơ được lưu trữ dưới hình thức phân tán, ngang hàng, độc lập với bất kỳ cơ quan trung ương nào.

Vì mọi hồ sơ (hay mọi bản ghi) đều được mã hóa và gán dấu thời gian (time-stamp), cùng với đó là người dùng chỉ có thể truy cập và sửa khối mà họ “sở hữu” thông qua khóa riêng tư, nên nó rất an toàn.

Mỗi khối được liên kết với một khối trước và sau đó, và bất cứ khi nào thay đổi được thực hiện, toàn bộ chuỗi sẽ được cập nhật lại. Blockchain giúp bảo mật và hợp lý hóa các giao dịch một cách hiệu quả mà không yêu cầu các bên trung gian quản lý quá trình.

Công nghệ Blockchain mang tính cách mạng trên phương diện lưu trữ hồ sơ, có thể theo dõi và ghi lại mọi thay đổi trong hồ sơ hay trong giao dịch.

Các đặc điểm chính của blockchain

• Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain. Theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi blockchain và nó chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn internet trên toàn cầu

• Bất biến một khi những giao dịch hoặc dữ liệu đã được ghi bởi người nắm giữ private key (mã khóa bí mật - chỉ riêng người khởi tạo blockchain mới có) dữ liệu đó không thể sửa chữa nó sẽ lưu lại mãi mãi

• Bảo mật Dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền truy xuất dữ liệu đó

• Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

• Hợp đồng thông minh: là các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi. Trong thực tế, một bên trung gian bảo đảm rằng tất cả các bên liên quan đều tuân thủ các điều khoản. Blockchain không cần bên thứ ba, nhưng nó cũng bảo đảm rằng tất cả các bên tham gia đều biết được chi tiết hợp đồng và các điều khoản sẽ được tự động thực hiện một khi các điều kiện được bảo đảm.

Blockchain thực chất là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống, thay vì một cơ quan riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Thông tin mới cần được toàn bộ các thành viên trong mạng lưới chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu.

Tài liệu hướng dẫn về Công nghệ Blockchain cho người mới bắt đầu

Phòng Thí nghiệm an toàn thông tin xin giới thiệu tài liệu Hướng dẫn về Công nghệ Blockchain cho người mới bắt đầu , đứng dưới góc nhìn của người lập trình.

Tài liệu bài giảng buổi 1-2: Blockchain & Basic Terminology: Xem tại đây.

Tài liệu bài giảng buổi 3:

Tài liệu bài giảng buổi 4: Xem tại đây

Tài liệu bài giảng buổi 5: Xem tại đây.

TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh công nghệ Blockchain được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và lập trình viên đầu tư thời gian và công sức để áp dụng  vào trong các ngữ cảnh ứng dụng thực tế khác nhau, Ethereum cùng với ngôn ngữ Solidity là một...
Lập trình Blockchain - Bài 04: Solidity cơ bản (P2) - Định nghĩa hàm chức năng Trong bài trước chúng ta đã khởi động bằng một số concept cơ bản của Solidity bằng cách tạo một contract đơn giản và khám phá một số cấu trúc cùng khái niệm đơn giản. Bây...
Lập trình Blockchain - Bài 03: Solidity cơ bản - Các kiểu dữ liệu Solidity là ngôn ngữ lập trình có cú pháp, cấu trúc tập lệnh giống Javascript và C, được sử dụng để xây dựng contract - thành phần cơ bản để tạo block của ứng dụng Ethereum chạy trên EVM...