Tuyển sinh viên thực tập/Nghiên cứu khoa học về An toàn thông tin SDN- Ảo hóa mạng NFV – Điện toán đám mây

RESEARCH CREW
10:19 28/05/2019

Thông tin tuyển Thực tập sinh - Nghiên cứu khoa học tại PTN An toàn thông tin

Nhóm nghiên cứu #SDNE81 - tại Phòng thí nghiệm An toàn thông tin (UIT InSec Lab) cần tuyển SV thực tập/nghiên cứu khoa học, tham gia vào dự án nghiên cứu khoa học về lĩnh vực đảm bảo An toàn thông tin cho mạng định nghĩa bởi phần mềm (SDN) và Ảo hóa mạng (NFV), điện toán đám mây. Thông tin cụ thể như sau:

? Tên chủ đề: "Giải pháp đảm bảo An toàn thông tin Mạng điều khiển bởi phần mềm (SDN) và ảo hóa chức năng mạng (NFV) - điện toán đám mây"
? Số lượng: 10 Sinh viên
? Đối tượng: Sinh viên (cuối) năm 2, Sinh viên năm 3-4. Sinh viên có mong muốn nghiên cứu khoa học về An toàn thông tin, Sinh viên thực tập.
? Thời gian bắt đầu: Từ tháng 7.2019.

??Khi tham gia vào đề tài này, các bạn SV sẽ được làm quen và được định hướng với công việc nghiên cứu, tìm đề tài Khóa luận tốt nghiệp từ sớm để có thời gian chuẩn bị và hoàn thành sau này. Các kết quả đạt được khi thưc hiện sẽ tiếp tục sử dụng trong giai đoạn thực hiện luận văn.

Một số thông tin hỗ trợ khi thực hiện các đề tài (Đồ án chuyên ngành/Luận văn tốt nghiệp) tại Phòng Thí nghiệm ATTT:

 

??? ỨNG TUYỂN:
Để ứng tuyển, các bạn SV gửi email đến địa chỉ: duypt@uit.edu.vn (thầy Phan Duy), kèm CC đến chỉ hiendtt@uit.edu.vn (Chị Thu Hiền).

Trong nội dung email trình bày mong muốn, sở thích nghiên cứu, thế mạnh của bản thân trong quá trình học tập để tham gia vào dự án NCKH tại Phòng Thí nghiệm ATTT.

Tiêu đề email: [SDN] Sinh viên thực tập - Nghiên cứu khoa học

?? Liên hệ: 
Mọi thắc mắc có thể trao đổi trên Fanpage PTN An toàn thông tin.
Địa chỉ: Phòng E8.1, trường ĐH CNTT.

 

Giới thiệu công nghệ SDN - NFV trong mạng 5G

5G hay Thế hệ thứ 5 là tên gọi cho thế hệ mạng di động mới nhất cùng với các công nghệ cốt lõi đi kèm trong đó bao gồm điện toán đám mây, SDN, NFV. Một yêu cầu quan trọng đối với mạng 5G là tính linh hoạt nhanh chóng. Điều này có nghĩa là có thể triển khai và khởi chạy các dịch vụ mới mà không cần thiết kế lại mạng vật lý, ví dụ: máy chủ, cáp và các tài nguyên mạng khác. Điều đó cũng có nghĩa là mạng 5G sẽ linh hoạt trong việc thích ứng với việc thay đổi mô hình dịch vụ giữa ngày và đêm, các ngày trong tuần và cuối tuần, đến từng đối tượng người dùng khác nhau, v.v. 

Chính thức ra đời vào khoảng 2008 tại đại học Stanford, Mĩ nhưng SDN đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nền công nghiệp IT. Với việc cả Google và Facebook hiện đang đầu tư rất mạnh cho SDN đã cho thấy sức nóng của mình.

 

 

Giá trị đòn bẩy của SDN trong mạng 5G là khả năng cung cấp một mạng ảo, tự động với các ứng dụng nguồn được cập nhật nhanh chóng, một mạng ảo an toàn và có thể tin tưởng. Mặt khác, kiến trúc của mô hình SDN phân chia các chức năng của hệ thống mạng thành những khối riêng việt, vì vậy nó có khả năng kích hoạt định tuyến các gói dữ liệu và luồng dữ liệu khi kết nối với hạ tầng mạng không dây hay đám mây. Một chức năng hữu dụng được bổ sung vào công nghệ SDN mà có ảnh hưởng đến mạng 5G trong tương lai- cách mà nó tái cấu trúc lại kiến trúc của mạng không dây, ảo hóa càng nhiều mạng và chức năng mạng, đó là công nghệ Ảo hóa chức năng mạng- Network Function Virtualization (NFV). Tuy những lợi ích mà SDN-NFV mang lại cho thế hệ mạng 5G trong tương lai gần, các công nghệ này cũng tồn tại nhiều lỗ hổng, điểm yếu an ninh cần được giải quyết để đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.

Việc kết nối mọi thứ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Những dự án quốc phòng quan trọng đã được kết nối và sẽ trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công mạng. Không ai muốn chỉ cho đối phương đường vào mạng lưới của mình. Đầu năm 2018, cục tình báo điện tử của Australia (ASD) thực hiện một thử nghiệm. Nhóm tấn công, được cho truy cập vào mạng lưới thiết bị 5G, phải tìm ra liệu họ có thể làm những gì đối với mạng viễn thông quốc gia.Kết quả thu được khiến quan chức an ninh và chính phủ Australia choáng váng. Theo Reuters, giám đốc ASD Mike Burgess giải thích rằng mọi cơ sở hạ tầng quan trọng của Australia, từ mạng lưới điện đến hệ thống thoát nước đều có thể bị kiểm soát nếu một vụ tấn công như vậy xảy ra trong thực tế.

Hiện nay, SDN thực sự là một hướng đi được quan tâm đặc biệt trong cả nghiên cứu lẫn ứng dựng. Ta có thể dễ dàng nhận ra, SDN phù hợp với những môi trường hệ thống mạng tập trung và có mức lưu lượng đi quan cực kỳ lớn bao gồm:

SDN đã nhận được sự quan tâm từ những "gã khồng lồ" trong làng công nghệ khi cả Google và Facebook đều đã tham gia nghiên cứu và xây dựng cho riêng mình những trung tâm dữ liệu sử dụng SDN. Theo dự đoán trong một tương lai không xa, SDN sẽ xóa bỏ sự độc quyền thương mai trong lĩnh vực thiết bị mạng vốn lâu nay bị CISCO nắm giữ và sẽ mở ra một cuộc cách mạng như Apple đã làm ra iPhone. Việc nghiên cứu thế hệ mạng 5G (SDN/NFV/điện toán đám mây) đang được các tổ chức công nghệ hàng đầu thế giới đang nghiên cứu: Samsung, SK Telecom, NTT Docomo (Nhật Bản), nhóm nghiên cứu METIS (Mobile and wireless communications Enablers for the Twenty-twenty Information Society)- Châu Âu (Ericsson, Alcatel-Lucent Bell Labs, DOCOMO Euro-Labs, Nokia Solutions and Networks, Huawei ERC, University of Kaiserslautern, Nokia), Trung Quốc (Huawei) và có những tín hiệu thực nghiệm khả thi cho mạng 5G. 

Phòng thí nghiệm An toàn thông tin.