Nghiên cứu của nhóm sinh viên giải quyết vấn đề spam/scam qua điện thoại được chấp nhận đăng tại hội nghị quốc tế MAPR 2024

NGHIA TO
23:06 01/08/2024

Chúc mừng 02 sinh viên ngành Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có bài báo khoa học được chấp nhận đăng trên hội nghị quốc tế MAPR 2024:

Tên Bài báo:
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
Tóm tắt bài báo:

Nhóm tác giả giới thiệu một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề Spam/Scam qua điện thoại đang trở thành vấn nạn trong dịch vụ viễn thông hiện nay. Theo hiểu biết tốt nhất của nhóm về các giải pháp/ứng dụng hiện tại, đã có những hệ thống lọc cuộc gọi độc hại dựa trên kiến trúc CSDL tập trung nhưng vẫn còn hạn chế về tính minh bạch và tính riêng tư đối với dữ liệu người dùng. Vì vậy, việc đưa ra một giải pháp mới sử dụng công nghệ blockchain giúp khắc phục các hạn chế trên là cần thiết. Trong công trình này, đề tài của nhóm sẽ xây dựng một blockchain hoạt động dưới cơ chế đồng thuận Proof-of-Spam, đây là cơ chế đồng thuận hoạt động dựa trên những đóng góp dữ liệu là những phản hồi của người dùng về cuộc gọi độc hại đã diễn ra và dựa trên cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm trong thực tế để quyết định số nào là độc hại. Đề tài được nhóm kỳ vọng sẽ xây dựng nên một danh bạ công khai, chứa những số điện thoại độc hại, được đóng góp bởi cộng đồng người dùng tham gia vào ứng dụng. Sản phẩm hiện tại của nhóm đã hiện thực hoá thành công ý tưởng ban đầu và đưa ra được những kết quả đo lương về hiệu năng và cải tiến về tính chính xác của cơ chế phát hiện cuộc gọi độc hại.

Trong khuôn khổ hội nghị “2024 International Conference on Multimedia Analysis and Pattern Recognition - MAPR2024” sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào 15-16/8/2024. Đây là hội nghị thuộc Scopus-Index được tổ chức thường niên từ năm 2018 do Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin (UIT) đồng sáng lập. Hội nghị là diễn đàn khoa học để giới học thuật, nghiên cứu trong và ngoài nước đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Hội nghị khuyến khích các nghiên cứu sinh, học viên cao học và những nhà khoa học trẻ cùng tham gia báo cáo, trao đổi kết quả nghiên cứu học tập của bản thân, và đặc biệt những kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực nhận dạng mẫu, phân tích đa phương tiện và các lĩnh vực liên quan.

Lời cảm ơn:

“Chúng em xin phép được gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Trần Tuấn Dũng và thầy Phạm Văn Hậu, thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án chuyên ngành, đến khóa luận tốt nghiệp và chỉ dạy chúng em viết bài báo khoa học đầu tiên của mình. Qua thời gian thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy, chúng em lĩnh hội được những kinh nghiệm và bài học quý giá trong con đường phát triển sau này của chúng em.” - Nhóm tác giả Anh Tài – Thế Anh.

TIN LIÊN QUAN
SV UIT ơi, sẵn sàng chinh phục nghiên cứu và khởi nghiệp chưa? UIT InnoResearch Connect 2025 là cơ hội để bạn: Làm việc với giảng viên và doanh nghiệp trên các dự án AI, IoT, Blockchain, an toàn thông tin, vi mạch bán dẫn. Tham gia workshop nâng cao...
Chủ đề nghiên cứu: “AI with Privacy: Quyền riêng tư trên các ứng dụng AI và biện pháp ứng phó trong kỷ nguyên số” Số lượng tuyển: 06 sinh viên Đơn vị thực hiện: Phòng thí nghiệm An toàn thông tin – Trường ĐH CNTT, ĐHQG Tp. HCM (Sinh viên...
Chiều ngày 21/4/2025, trong khuôn khổ chuyến công tác sau lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học VinUni và Đại học Quốc gia TP. HCM (giai đoạn 2025–2030), đoàn công tác của VinUni đã có buổi tham quan và làm việc tại Phòng thí...