Chúc mừng sinh viên Lê Khắc Tiến đã có công trình nghiên cứu được chấp nhận đăng tại Tạp chí Computers & Security

RESEARCH CREW
14:55 03/06/2021

Chúc mừng nhóm nghiên cứu PTNATTT và sinh viên ngành An toàn thông tin Lê Khắc Tiến đã có công trình nghiên cứu được chấp nhận đăng tại tạp chí Computers & Security. Tạp chí này là tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực Bảo mật và An toàn thông tin, ấn hành bởi Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), thuộc danh mục tạp chí ISI-Q1 (SCIE), với Impact Factor 3.579.

Bài báo: "𝗗𝗜𝗚𝗙𝘂𝗣𝗔𝗦: 𝗗𝗲𝗰𝗲𝗶𝘃𝗲 𝗜𝗗𝗦 𝘄𝗶𝘁𝗵 𝗚𝗔𝗡 𝗮𝗻𝗱 𝗙𝘂𝗻𝗰𝘁𝗶𝗼𝗻-𝗣𝗿𝗲𝘀𝗲𝗿𝘃𝗶𝗻𝗴 𝗼𝗻 𝗔𝗱𝘃𝗲𝗿𝘀𝗮𝗿𝗶𝗮𝗹 𝗦𝗮𝗺𝗽𝗹𝗲𝘀 𝗶𝗻 𝗦𝗗𝗡-𝗲𝗻𝗮𝗯𝗹𝗲𝗱 𝗻𝗲𝘁𝘄𝗼𝗿𝗸𝘀"

Đây là đề tài Khóa luận tốt nghiệp được Khắc Tiến (𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐀𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧, 𝐥𝐨̛́𝐩 𝐀𝐍𝐓𝐍𝟐𝟎𝟏6) thực hiện trong thời gian tham gia nghiên cứu về công nghệ học máy (machine learning), học máy đối kháng (adversarial machine learning/ GANs), mạng khả lập trình (SDN) tại Phòng thí nghiệm An toàn thông tin (InSecLab). Hiện tại, Khắc Tiến đã tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Tài năng ngành An toàn thông tin và có việc làm ổn định.

Bài báo này tập trung vào việc áp dụng phương pháp học máy đối kháng nhắm vào các trình phát hiện xâm nhập, tấn công mạng (IDS). Bộ khung DIGFuPAS mà nhóm nghiên cứu đề xuất và thực nghiệm dựa trên nguyên lý của mạng sinh đối kháng (Generative Adversarial Networks) - vốn nổi lên như công nghệ đằng sau kỹ thuật tạo ảnh, video giả mạo giống như thật DeepFake.

Trong lĩnh vực an toàn thông tin, các ứng dụng của GANs chưa được phong phú và đạt nhiều kết quả như lĩnh vực xử lý hình ảnh, hay ngôn ngữ tự nhiên. Với những tiềm năng đó, nghiên cứu này sử dụng GANs như là một phương pháp sinh dữ liệu đối kháng (dữ liệu tấn công chứa nhiễu) để đánh lừa các IDS học máy. Các dữ liệu mới được phát sinh này được sử dụng như nguồn tài nguyên dữ liệu bổ sung cho việc huấn luyện IDS liên tục giúp cải thiện tính bền vững, khả năng phát hiện tấn công của các IDS trước các loại tấn công chưa từng được ghi nhận (zero-day). Cuối cùng, DIGFuPAS được sử dụng như một công cụ hỗ trợ quá trình kiểm thử an toàn cho các hệ thống phòng thủ thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo; được cài đặt thử nghiệm dưới dạng prototype trong mạng khả lập trình (SDN).Đó chính là ý tưởng xuyên suốt mà Khắc Tiến và nhóm nghiên cứu đã áp dụng vào bài toán cải thiện khả năng nhận diện tấn công mạng trong môi trường mạng khả lập trình - kiến trúc mạng đóng vai trò then chốt trong ngữ cảnh Thành phố thông minh, Giao thông thông minh, hay Nhà máy thông minh trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

Xin chúc mừng sự cố gắng của Khắc Tiến đã được ghi nhận, xin chúc mừng nhóm nghiên cứu, thầy cô, anh chị đã đồng hành với nghiên cứu trong thời gian vừa qua.

---PTN-ATTT---

TIN LIÊN QUAN
🎉️🎉️🎉 Chúc mừng nhóm sinh viên ngành An toàn thông tin (Khoa Mạng máy tính và truyền thông) cùng nhóm nghiên cứu InSecLab đã có bài báo nghiên cứu về Phòng thủ chủ động tấn công mạng dựa trên Học tăng cường được chấp nhận đăng tại Hội nghị khoa...
𝐆𝐫𝐞𝐲 𝐂𝐚𝐭 𝐓𝐡𝐞 𝐅𝐥𝐚𝐠 là giải đấu CTF được tổ chức bởi 𝐍𝐔𝐒 𝐆𝐫𝐞𝐲𝐡𝐚𝐭𝐬 kết hợp cùng 𝐍𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧𝐚𝐥 𝐂𝐲𝐛𝐞𝐫𝐬𝐞𝐜𝐮𝐫𝐢𝐭𝐲 𝐑&𝐃 𝐋𝐚𝐛𝐬. Giải đấu được chia làm hai vòng bao gồm Vòng loại và Vòng Chung kết. 8 đội thi quốc tế xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại Vòng chung...
🎉️🎉️🎉 Chúc mừng nhóm sinh viên ngành An toàn thông tin (Khoa Mạng máy tính và truyền thông) cùng nhóm nghiên cứu InSecLab đã có bài báo nghiên cứu về Mã độc được chấp nhận đăng tại Hội nghị khoa học quốc tế CITA 2024. 🌟 Hội nghị khoa học...