Bạn thường quản lý mật khẩu như thế nào?

PHAPHA_JIàN
9:29 13/07/2021

??Với một người có bộ não là kỳ quan thứ 8 của thế giới (nhưng tiếc lại là kỳ quan phi vật thể) như mình thì việc quản lý mật khẩu trở thành nỗi trăn trở mỗi lần điền đến đoạn mật khẩu khi tạo tài khoản. Thấu hiểu sự khổ cực của người dùng n tài khoản với n dần đến dương vô cùng thì các nhà sản xuất đã phát hành ra các ứng dụng giúp quản lý mật khẩu. Nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý phổ biến phải kể đến như LastPass, 1password, Dashlane, StickyPassword, RoboForm,… ??

✨✨Tài sản thông tin là một loại tài sản mà ai cũng cần phải bảo quản. Bảo mật thông tin với các tài khoản trên mạng cơ bản nhất là đặt mật khẩu cho nó. Nói đến nguyên nhân phải đặt mật khẩu cho tài khoản thì chắc ai trong chúng ta cũng có thể nghĩ ra rất nhiều lý do để trả lời cho câu hỏi này như là tránh sự xâm nhập bất hợp pháp vào tài khoản, tránh đánh cắp dữ liệu quan trọng, dữ liệu mật, tối mật, hay giả danh để lừa đảo, hoặc để tránh bất cứ hành vi nào xâm phạm đến cá nhân chủ sở hữu thông tin. Tóm gọn lại, đặt mật khẩu là một bước bảo mật để bạn có thể chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của chính chúng ta. Thế nhưng với thời đại ngày nay, mỗi người quản lý trung bình 3 thiết bị công nghệ và hàng chục tài khoản cần đặt mật khẩu thì việc quên mật khẩu trở thành chuyện thường như ở huyện. Để giải quyết vấn đề này nhiều người đặt mật khẩu quá ngắn hoặc dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, “từ 1 đến 9” =)) Hoặc đơn giản là đặt một mật khẩu và dùng cho một chục tài khoản :v. Và việc buông thả trong khâu đặt mật khẩu khiến nhiều người bay mất cả chục triệu mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Một lỗi tai hại trong quản lý mật khẩu nữa là ghi mật khẩu ra giấy. Những hacker lợi dụng “kĩ thuật xã hội” và các lỗ hỏng này để trục lợi mà không ít người đã mắc phải. Khắc phục khó khăn trên, các nhà sản xuất đã phát hành phần mềm quản lý mật khẩu. Chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của các phần mềm này đại diện là LastPass.✨✨

??Khi sử dụng các trình quản lý mật khẩu sẽ tăng được tính bảo mật. Thay vì phải cố gắng nhớ mật khẩu cho tất cả các ứng dụng giờ đây bạn chỉ cần nhớ mật khẩu chủ của mình. Từ đó việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn. Khi đó bạn có thể đặt mật khẩu chủ dài với độ khó đoán tăng lên để tăng tính bảo mật. Thứ hai, tính năng điền biểu mẫu tự động, tiện dụng điền vào các trường biểu mẫu của bất kì web nào giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác. Giống như “ông bà anh” “chạm nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời” thì với LastPass bạn chỉ cần nhập thông tin một lần trong lần đăng nhập đầu tiên, hệ thống sẽ hỗ trợ ghi nhớ chi tiết đăng nhập, giúp chúng ta không cần phải nhập lại thông tin mà vẫn đảm bảo tính bảo mật. Tính năng nổi trội nhất của các trình quản lý mật khẩu là đảm bảo bảo mật thông tin. Về các ứng dụng đại diện như LastPass và 1Password, họ đều dùng chung mã hóa AES256-bit chuẩn công nghiệp. Khi nhập mật khẩu chính, nó sẽ được trải qua 5000 vòng PBKDF2 để tạo khóa mã hóa. Khóa đó tại AES-256 sẽ được gửi đến LastPass để mở khóa và giải mã dữ liệu. Để mô tả cho sự bảo mật này chúng ta có thể đo bằng thời gian bẻ khóa thành công là hàng tỷ năm với các máy tính hiện đại ngày nay chạy suốt 24/24. (tất nhiên chưa kể đến máy tính lượng tử =))) Nhà sản xuất của 1Password thậm chí còn tiến thêm một bước là thêm một khóa bí mật dài 128bit ở trên cùng của mật khẩu để tăng tính bảo mật. Điểm ưu việt còn phải kể đến của các ứng dụng này là yếu tổ “Bảo mật đa yếu tố”. Dành cho những bạn chưa biết thì khi ứng dụng được bảo mật với xác thực đa yếu tố, khi đăng nhập vào thiết bị lạ, ứng dụng sẽ bắt buộc bạn xác thực thêm bằng các yếu tố khác như FaceID, vân tay, nhập mã xác thực nhận được qua SMS, mã PIN, mã OTP… Từ đó, quyền truy cập sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.??

??Hiện nay LastPass đang hỗ trợ trên nhiều nền tảng như macOS, Windows, Linux, iOS, Android, hệ điều hành như Chrome, Firefox, Opera, Safari và nhiều nền tảng hơn các ứng dụng. Đối thủ cạnh tranh với LastPass còn có 1Password, cũng hỗ trợ trên nhiều nền tảng với độ tin cậy cao và nhận được nhiều hưởng ứng.??

❤️❤️Việc quản lý mật khẩu trở thành việc tối thiểu bắt buộc với bất kì ai đang sử dụng tài khoản trên internet. Vậy nên lựa chọn cho mình một ứng dụng quản lý mật khẩu là một đề nghị đáng cân nhắc đấy!❤️❤️

TIN LIÊN QUAN
[wanna-Tips] Mã độc Đa hình và Mã độc Siêu hình: Polymorphic Malware vs Metamorphic Malware Mọi người thường nghĩ rằng mã độc đa hình (Polymorphic Malware) và mã độc siêu hình (Metamorphic Malware) là giống nhau - với lí do phổ biến là ở góc nhìn tổng thể chung thì:...
  Hệ thống cloud của Phòng thí nghiệm ATTT được cung cấp nhằm phục vụ công tác học tập, nghiên cứu khoa học về An toàn thông tin của sinh viên, học viên cao học, NCS tại UIT. Để xem được liên kết và đăng ký, vui lòng đăng nhập...
  Rootkit là gì Rookit là bộ công cụ phần mềm trong thế giới phần mềm độc hại (mã độc). Kẻ tấn công cài đặt chúng như là một phần của backdoor, worm. Sau đó chúng thực hiện các bước để ngăn chặn chủ sở hữu máy tính phát hiện...